Tầm Quan Trọng Của Vỉa Hè Trong Thiết Kế Đô Thị
Bài viết này sẽ đi sâu vào những lợi ích đáng kinh ngạc của vỉa hè để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vỉa hè trong thiết kế đô thị, chỉ ra các biện pháp để khắc phục những bất cập còn tồn tại trên vỉa hè, từ đó góp phần xây dựng thành phố hiện đại, văn minh.
Là một trong những hạng mục hạ tầng được sử dụng nhiều nhất, vỉa hè ngày càng chứng minh sự quan trọng của mình trong các dự án thiết kế đô thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường còn đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc ở hầu hết khắp phố phường đô thị. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bộ mặt phố xá trở nên nhếch nhác, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn giao thông. Vì vỉa hè không chỉ đơn thuần là một nơi để người đi bộ di chuyển mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống, bảo vệ an toàn giao thông, tạo nên thẩm mỹ đô thị và góp phần phát triển kinh tế. Bài viết này sẽ đi sâu vào những lợi ích đáng kinh ngạc của vỉa hè để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vỉa hè trong thiết kế đô thị, chỉ ra các biện pháp để khắc phục những bất cập còn tồn tại trên vỉa hè, từ đó góp phần xây dựng thành phố hiện đại, văn minh.
Vỉa hè trong quy hoạch đô thị là gì?
“Vỉa hè” là phần nằm giữa lòng đường với nhà ở đô thị, là một bộ phận của phố phường. Vỉa hè là tuyến dành phục vụ người đi bộ là chính, tuỳ theo loại đường, mật độ, công suất đi lại trên đường ấy người ta xác định chiều rộng vỉa hè.
Vỉa hè trong nội đô thành phố
Ý nghĩa tồn tại khách quan của vỉa hè đô thị lớn hơn rất nhiều so với định nghĩa trên giấy tờ. Một vỉa hè đúng nghĩa thật sự phải bao hàm trong đó cả những hoạt động của đô thị, bởi tiện nghi của một đô thị hiện đại ở vỉa hè còn đòi hỏi cả những băng ghế nghỉ chân, thùng chứa rác, trạm điện thoại, máy rút tiền tự động…Một đô thị được đánh giá là quy hoạch thành công thì chắc chắn phải đảm bảo phát huy đúng vai trò của vỉa hè. Vậy tại sao vỉa hè lại là yếu tố giúp quy hoạch đô thị thành công, tầm quan trọng của vỉa hè trong thiết kế đô thị là như thế nào? Mời bạn đọc tiếp phần dưới đây để giải đáp nhé!
Vỉa hè và an toàn giao thông
Đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà vỉa hè đảm nhận. Vỉa hè cung cấp không gian an toàn cho người đi bộ, người khuyết tật giúp họ tránh xa khỏi dòng xe và giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Thêm vào đó, hiện nay con người càng có xu hướng ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu cao tốc,…cộng thêm sự ra đời của các loại phương tiện công nghệ như grab, be, xanh sm,…đã làm giảm đi nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, tăng nhu cầu sử dụng vỉa hè. Chính vì vậy, các khu vực đô thị nên ưu tiên thiết kế vỉa hè rộng rãi, phẳng mượt và được bảo trì định kỳ giúp quá trình di chuyển an toàn và thuận tiện hơn. Không chỉ có người đi bộ sử dụng, vỉa hè còn là không gian dành cho người khuyết tật di chuyển được an toàn hơn. Ngoài ra, vỉa hè còn là nơi lắp đặt biển báo giao thông, đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước giúp giảm thiểu tai nạn cho người tham gia giao thông.
Vỉa hè được sử dụng thường xuyên cho người đi bộ
Vỉa hè và thẩm mỹ đô thị
Vỉa hè đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên thẩm mỹ đô thị, là nơi thể hiện rõ trật tự đô thị và trình độ văn minh phát triển của một thành phố. Bởi bên cạnh chức năng chính là không gian đi bộ, vỉa hè còn là không gian của cây xanh, thảm cỏ, là nơi lắp đặt các thiết bị đường phố: đèn chiếu sáng, thùng rác…, là một phần nơi chốn sinh hoạt đô thị và hoạt động kinh tế. Bạn thử tưởng tượng xem nếu 1 thành phố không có vỉa hè, vỉa hè quá nhỏ khiến người đi bộ không có chỗ đi, không có đủ chỗ cho các tiện ích công cộng cần thiết,…thì chắc chắn tính thẩm mỹ của khu đô thị đó sẽ không cao. Những vỉa hè rộng rãi, được bố trí hợp lý, có đầy đủ tiện ích thì không những nâng cao chất lượng đời sống người dân mà còn tô điểm cho vẻ đẹp của đô thị. Mỗi con đường, mỗi khu vực lại chọn vật liệu lát vỉa hè khác nhau, có màu sắc và kiểu lát khác nhau giúp tạo nên vẻ đẹp riêng biệt, nâng cao tính thẩm mỹ. Đặc biệt, các thành phố trên thế giới, nhất là các khu phố cổ, vỉa hè tồn tại hàng trăm năm, hoặc lâu hơn nữa… Và chúng đã trở thành “chứng nhân của lịch sử” cho những thành phố này, góp phần làm nên vẻ đẹp đặc biệt.
Vỉa hè góp phần làm đẹp cho đô thị
Vỉa hè và môi trường sống đô thị
Vỉa hè đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí tại các thành phố hiện đại bằng cách hấp thụ khí CO2 và sản sinh khí O2 trong quá trình quang hợp của cây xanh. Trên những cung đường trong đô thị, cây xanh ở vỉa hè không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và nhiệt độ của thành phố, lọc bớt tiếng ồn, khói bụi, làm giảm hiện tượng "đảo nhiệt" và cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân.
Ngoài ra, vỉa hè còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế hiện tượng lũ lụt, ngập lụt tại các thành phố bằng cách thẩm thấu nước mưa vào đất. Việc thiết kế vỉa hè hợp lý với các khu vực thoát nước sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngập úng và mưa lũ đáng kể, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Hàng cây xanh trên vỉa hè
Vỉa hè và tiện ích cộng đồng
Trong thiết kế đô thị, vỉa hè vô cùng quan trọng vì ngoài là không gian di chuyển dành cho người đi bộ, nó còn là nơi đặt các tiện ích dành cho cộng đồng như quầy báo, ghế đá, trạm điện thoại, trạm ATM, trạm chờ xe công cộng, trạm dừng đỗ xe, vệ sinh công cộng, các biển chỉ đường,…Những tiện ích này không chỉ làm đẹp cho không gian đô thị mà còn cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người dân, tạo nên một đô thị đáng sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vỉa hè và các tiện ích công cộng
Vỉa hè và các tuyến hạ tầng
Không chỉ đơn thuần là không gian dành cho người đi bộ di chuyển, phía dưới bề mặt của vỉa hè là cả một hệ thống các tuyến hạ tầng. Vỉa hè là nơi chứa đựng các không gian ngầm của vỉa hè chứa ống ngầm cấp nước, thoát nước mưa, nước bẩn, cấp điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng,…Tất cả đều vô cùng quan trọng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân, không thể thiếu trong quá trình thiết kế đô thị. Và chỉ có bên dưới lớp vỉa hè mới là không gian hợp lý nhất để chứa đựng các tuyến hạ tầng trên. Đây chính là lý do mà các khu đô thị rất ưu tiên phát triển, mở rộng diện tích vỉa hè.
Thực trạng vỉa hè hiện nay:
Có thể nói, hiện nay vỉa hè ở tất cả các thành phố ở Việt Nam, từ Bắc tới Nam, thành phố lớn hay thị trấn nhỏ, đều rơi vào tình trạng lộn xộn, kinh doanh bừa bộn, đầy tranh chấp và thậm chí là không có chỗ cho người đi bộ. Lý do là vì nhiều người vẫn chưa biết được tác dụng và tầm quan trọng của vỉa hè, rất nhiều người quan niệm rằng vỉa hè trước nhà họ thì mặc định là của họ khiến họ ngang nhiên kinh doanh, dựng xe trên vỉa hè. Thậm chí, nhiều tuyến đường lớn còn biến vỉa hè thành chợ buôn bán khiến cho người đi xe máy, ô tô dừng lại mua hàng gây cản trở giao thông, ảnh hưởng mĩ quan đô thị.
Thêm vào đó, vì là không gian chứa đựng các tuyến hạ tầng ngầm nên cứ dăm bữa thì vỉa hè lại bị đào lên để thi công, nâng cấp. Đặc biệt là các công trình vỉa hè lát bằng gạch đá, đổ bê tông thì mỗi lần sửa chữa đều gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình vỉa hè xung quanh, vừa tốn kém ngân sách nhà nước vừa ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị và đời sống của người dân.
Vỉa hè thường xuyên bị lấn chiếm
Giải pháp để khắc phục:
Đối với một nền kinh tế còn chưa phát triển, thì các quy định nghiêm ngặt ngăn cấm việc kinh doanh, sử dụng vỉa hè cho mục đích cá nhân thì sẽ gây ra làn sóng phản đối vì ảnh hưởng đến sinh hoạt mưu sinh sống còn của nhiều người. Bởi lẽ những gánh hàng rong trên vỉa hè, những cửa hàng mặt tiền đường dành vỉa hè làm chỗ để xe cho khách, chỗ đỗ xe của các bác xe ôm tìm khách…đều rất khó để cấm và còn ảnh hưởng bởi tính nhân văn cộng đồng. Cho nên thay vì cấm thì ta nên có những chính sách mềm mỏng hơn, vừa giúp đảm bảo mĩ quan đô thị, phát huy đúng giá trị của vỉa hè, vừa ổn định người dân, phát triển kinh tế. Cụ thể, nên phân vỉa hè đô thị thành 3 loại:
- Loại 1: Những con đường dứt khoát không cho phép buôn bán lấn chiếm vỉa hè
- Loại 2: Những con đường cho phép sử dụng vỉa hè một cách có quy hoạch, có đóng phí sử dụng;
- Loại 3: Những con đường cho phép sử dụng vỉa hè mà không cần đóng phí, có những biện pháp an toàn giao thông cho người đi bộ, xem đó như là việc hỗ trợ cho “kinh tế vỉa hè” và giúp xây dựng bản sắc đường phố.
Đối với vỉa hè thuộc loại 1 thì thường dành cho các con đường vỉa hè thuộc khu vực nội đô, có nhiều người đi bộ sử dụng, chiều rộng của vỉa hè nhỏ. Đối với vỉa hè loại 2 thì dành cho các vỉa hè có chiều rộng tương đối lớn, tối thiểu là trên 1.5m, đáp ứng đầy đủ diện tích cho người đi bộ sử dụng và chỗ chứa cho các tiện ích cộng đồng. Còn đối với vỉa hè thuộc loại 3 thì dành cho các cung đường có vỉa hè lớn, ít người đi bộ và nằm ngoài nội đô.
Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh đầu tiên trên cả nước áp dụng thu phí vỉa hè, tức các vỉa hè thuộc loại 2 sẽ được cho phép kinh doanh, sử dụng cho mục đích cá nhân mà phải đóng phí theo quy định. Việc này sẽ giúp kiểm soát lấn chiếm vỉa hè, đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị, đóng vào ngân sách Nhà nước để duy tu, bảo dưỡng đường bộ, bến bãi và trực tiếp là vỉa hè.
TP.HCM cho phép kinh doanh có thu phí trên vỉa hè
Đối với vấn đề vỉa hè bị thường xuyên bị đào, dỡ lên để trùng tu, bảo trì hay để sửa chữa, thi công, nâng cấp các tuyến hạ tầng phía dưới thì giải pháp là sử dụng gạch tự chèn, gạch terrazzo,…thay thì sử dụng gạch đá hoặc đổ bê tông. Việc sử dụng các loại gạch trên đã rất được ưa chuộng tại các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,…Vì các loại gạch này rất dễ tháo dỡ, muốn sửa chữa thi công thì chỉ cần nhấc gạch lên ở vị trí đấy sau đó tái sử dụng mà không ảnh hưởng tới toàn bộ công trình như các vật liệu khác.
Kết luận
Với những ưu điểm quan trọng trên, vỉa hè không chỉ là một phần thiết yếu trong thiết kế đô thị hiện đại mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của các thành phố lớn. Việc đầu tư và quản lý vỉa hè một cách khoa học và hiệu quả sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng và môi trường sống xung quanh.
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà
Xem thêm