Sự Thật Đằng Sau Về Gạch Không Nung Giá Rẻ Không Phải Ai Cũng Biết
Rất ít người biết để có được một viên gạch không nung giá vừa rẻ mà vừa chất lượng thì sự thật đằng sau đó là như thế nào. Tại sao gạch không nung lại được chính phủ từ khuyến khích sử dụng sang áp đặt sử dụng trong các công trình có nguồn vốn từ nhà nước? Gạch không nung có thật sự rẻ như lời đồn? Hãy cùng Gạch Thái Châu giải đáp sự thật ngay trong bài viết này nhé!
Tự hào là một trong những loại vật liệu xanh được chính phủ ưu tiên phát triển mở rộng, gạch không nung ngày càng được tiếp cận rộng rãi đến các công trình ở khắp Việt Nam, nhất là ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, rất ít người biết để có được một viên gạch không nung giá vừa rẻ mà vừa chất lượng thì sự thật đằng sau đó là như thế nào. Tại sao gạch không nung lại được chính phủ từ khuyến khích sử dụng sang áp đặt sử dụng trong các công trình có nguồn vốn từ nhà nước? Gạch không nung có thật sự rẻ như lời đồn? Hãy cùng Gạch Thái Châu giải đáp sự thật ngay trong bài viết này nhé!
Những ngày đầu hình thành gạch không nung ở Việt Nam:
Đa số mọi người thường nghĩ gạch không nung có chất lượng tốt hơn gạch đất nung cả về độ cứng lẫn khả năng chống thấm nước. Tuy nhiên, để có được chất lượng tốt và sự tin dùng như hiện nay thì gạch không nung đã trải qua thời kì đầu khủng hoảng, bị báo chí, chủ công trình, nhà thầu lên tiếng chê bai rất nhiều.
Gạch không nung bị báo chí đánh giá không cao trong thời gian đầu
Cụ thể, vào những năm đầu gạch không nung mới du nhập vào Việt Nam (khoảng năm 2010) thì rất nhiều công trình ghi nhận sau khi sử dụng gạch không nung bị nứt tập trung và nứt xuyên tường, tường bị nứt rạn, nứt tách,…khiến các chủ công trình tốn rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục, bảo dưỡng liên tục. Theo như các chuyên gia xây dựng thống kê, quan sát thì lí do chính của tình trạng trên là vì tay nghề thi công của thợ còn lạ lẫm, kĩ thuật xây không chuẩn, xây theo kiểu của các loại gạch truyền thống. Vì gạch không nung có đặc tính, kích thước và trọng lượng khác hẳn với gạch truyền thống nên không thể áp dụng cùng một kiểu xây. Ví dụ, cùng một kích thước gạch 8x8x18 nhưng gạch nung chỉ nặng 1.2kg, trong khi đó gạch không nung thì nặng tới 1.8kg. Chưa kể với những loại gạch với kích thước lớn như 9x19x39, 14x19x39, 19x19x39 thì trọng lượng riêng của gạch còn nặng hơn rất nhiều. Các anh thợ thời gian đầu khi mới tiếp xúc với gạch không nung thì không được phổ biến kiến thức, cách xây, sự khác biệt trong thi công nên cứ xây theo kiểu xây của gạch nung khiến tường dễ bị nứt. Cách xây đúng là gạch không nung phải xây theo kiểu phân lớp, không được cao quá, khi xây được 1 mét thì phải ngưng xây, di chuyển xây ở vị trí khác, đợi đến 24 giờ mới được xây tiếp, không xây liên tục được như gạch truyền thống. Lý do là vì trọng lượng riêng của gạch không nung nặng, nếu xây quá cao thì phần vữa phía dưới chưa khô sẽ bị lún xuống, ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của công trình. Ngoài ra, cần phải đóng lưới trước khi tô trát tường gạch không nung, nhất là ở các vị trí liên kết giữa cột bê-tông cùng phần tường gạch để tránh hiện tượng co ngót mạch vữa gây nứt tường. Thêm vào đó, vì kích thước nặng, kiểu xây khác nên các anh thợ gặp phải vất vả trong quá trình xây, tay nghề chưa quen làm cho khối lượng công việc chậm, tăng giá nhân công khiến cho chủ công trình cũng rất quan ngại sử dụng gạch không nung.
Công trình gạch không nung bị nứt
Ngoài ra, còn có lí do khách quan khiến tường gạch không nung bị nứt, độ chống thấm không tốt trong những năm đầu là vì trong giai đoạn sản xuất mới, máy móc sản xuất chưa ổn định, người sản xuất và người sử dụng vẫn chưa có kinh nghiệm, kiến thức về gạch không nung. Các đơn vị sản xuất chưa nắm được quy trình sản xuất đạt chuẩn, chưa có hệ thống bảo dưỡng gạch đủ thời gian, tỷ lệ cấp phối nguyên liệu chưa đúng,…cũng khiến cho gạch không đạt đủ chất lượng theo quy chuẩn.
Tình hình gạch không nung hiện nay tại Việt Nam như thế nào?
Mặc dù thời gian đầu gạch không nung xuất hiện tại thị trường Việt Nam khá khó khăn để chiếm được lòng tin của chủ thầu, chủ công trình. Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2016 nhờ chính phủ chuyển đổi chính sách từ khuyến khích sử dụng gạch không nung sang áp đặt các công trình nhà nước sử dụng gạch không nung, xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đã khiến cho loại vật liệu này có chỗ đứng nhất định trong ngành vật liệu xây dựng. Cụ thể là theo Thông tư số 13/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung. Riêng Hà Nội và TP.HCM sử dụng 100%, tại các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ, các tỉnh Đông Nam Bộ: các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%. Tại các tỉnh còn lại: các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 50%. Nhờ sự quyết liệt này mà gạch không nung đang dần xâm nhập sâu vào thị trường xây dựng Việt Nam, đặc biệt được sử dụng ưa chuộng tại các tỉnh ở khu vực phía Nam.
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung được chính phủ phê duyệt
Sau một khoảng thời gian chính phủ áp dụng chính sách, số lượng công trình sử dụng gạch không nung ngày càng nhiều nên tay nghề xây của các anh thợ cũng được nâng cao, nắm được quy trình xây chuẩn kĩ thuật, chủ thầu cũng có kinh nghiệm giám sát, test trước gạch để đảm bảo chất lượng của công trình. Thêm vào đó, các đơn vị sản xuất gạch không nung theo thời gian cũng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nên hiện tượng tường bị nứt, gãy cũng hiếm khi xảy ra. Các đơn vị sản xuất gạch không nung đã nắm được quy trình sản xuất, quá trình bảo dưỡng tốt hơn, nghiêm ngặt hơn đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng. Các đơn vị sản xuất kém chất lượng bị đào thải theo thời gian, nhường chỗ cho các nhà sản xuất gạch uy tín, có hệ thống máy móc sản xuất hiện đại, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Tất cả điều này khiến cho người tiêu dùng có thêm lòng tin để sử dụng loại vật liệu xanh này. Hiện nay, gạch không nung tự hào là một loại gạch có mặt trong cả những công trình dân dụng đến những công trình nhà nước, có mặt trong các dự án trọng điểm của quốc gia như Sân bay Long Thành,…
Công trình sân bay Long Thành sử dụng gạch không nung Thái Châu
Gạch không nung có thật sự rẻ?
Khi nhìn vào bảng giá, nhiều người nghĩ rằng gạch không nung có giá thành cao hơn so với các loại nung truyền thống. Vậy, tại sao các chuyên gia xây dựng lại nhận định gạch không nung có giá rẻ hơn? Lý do là vì gạch không nung có kích thước lớn, độ rỗng cao, đa dạng sản phẩm, quá trình sản xuất nhanh chóng, hoàn toàn tự động hóa nên giảm giá thành sản phẩm đi rất nhiều. So với gạch nung truyền thống thì gạch không nung vẫn có giá trị kinh tế tốt hơn vì gạch có đa dạng kích thước, có những kích thước lớn hơn rất nhiều so với gạch truyền thống chỉ có kích thước nhỏ. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiết kiệm nhân công và giảm lượng vữa sử dụng. Tính ra thì chi phí xây dựng cho 1 m2 tường sẽ rẻ hơn rất nhiều so với gạch nung. Thêm vào đó, gạch không nung còn làm theo chất lượng cho từng vị trí của công trình. Đối với các vị trí yêu cầu chất lượng cao, cường độ chịu lực tốt thì chỉ cần yêu cầu nhà máy sản xuất độ Mac cao là được hoặc có thể sử dụng kèm thêm các loại gạch không nung chịu lực cao như gạch block đặc, gạch block thẻ,…Còn đối với gạch nung truyền thống mà muốn sử dụng được ở các vị trí cần cường độ chịu lực cao thì chỉ có thể đổ bê tông kè, rất tốn kém. Đối với các hạng mục công trình cần độ cách âm, cách nhiệt tốt thì phải sử dụng gạch không nung có lỗ vì gạch nung đặc khó có thể đáp ứng được.
Các sản phẩm Gạch không nung thông dụng
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hòa
Xem thêm