HƯỚNG DẪN XÂY TƯỜNG BÊ TÔNG CHỊU LỰC BẰNG GẠCH BLOCK
Tường bê tông chịu lực chưa phổ biến tại Việt Nam, bài viết giới thiệu và hướng dẫn xây tường bê tông chịu lực thông dụng tại Mỹ và Úc.
Tường chịu lực hiện tại không thông dụng bằng khung chịu lực tại Việt Nam, còn phương pháp xây tường bê tông chịu lực bằng gạch block thì đa số mọi người đều còn mơ hồ hoặc không biết đến. Dưới đây là quy trình xây tường bê tông chịu lực phổ biến tại Hoa Kỳ. Với ưu điểm của loại tường này là khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nhất, chống lại được gió bão mạnh và lốc xoáy trung bình, chống được động đất dưới 3 độ Richter.
1. Chuẩn bị phần móng:
Trước khi đổ móng vấn là các bước cơ bản như : Định vị công trình, chuẩn bị mặt bằng thi công, tiếp nhận và tập kết vật tư.
Với nhà dùng tường làm kết cấu chịu lực có số tầng không quá 5 nên lựa chọn tối ưu cho phần móng là móng đơn (với nhà cấp 4) hoặc sử dụng móng băng (với nhà có 2 tầng trở lên).
Kiểu thiết kế có sử dụng móng đơn thường gặp khi áp dụng tường chịu lực:
Thi công móng băng ta có 2 lựa chọn:
-Thi công móng băng có cốp pha theo quy trình phổ biến. Ưu điểm của phương pháp là phù hợp nhiều loại nền đất, thi công dựa trên qui trình quen thuộc. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là kéo dài thời gian thi công và cần nhiều nhân công.
-Thi công móng băng trực tiếp trên nền đất, không dựng cốp pha: Đầu tiên là tạo rãnh tương kích thước móng, đặt con kê bê tông hoặc thanh chống đỡ cốt thép, lắp đặt cốt thép và cuối cùng là đổ bê tông và đầm. Phương pháp này áp dụng với nền đất tương đối ổn định và dễ định hình. Ưu điểm lớn nhất mang lại là rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí và tính đơn giản trong các khâu.
Lưu ý: cần có các đoạn thép chờ (từ 50 đến 80cm) tại các vị trí lỗ gạch. Để canh vị trí chính xác của lỗ gạch cần bắt thép chờ chính xác (sai số cho phép từ 2 đến 3 cm) dựa theo bản vẽ.
2. Thi công phần tường chịu lực:
-Xác định tim tường, dựng cọc lèo và căng dây góc:
Dây lèo được căng từ cọc lèo thường cao hơn một tầng đang thi công hoặc 1 tầng nhà. Xây tường nhà khung sẽ không cần cọc lèo mà dựa vào cột để xây.
-Xây tường:
Gạch block dùng để xây tường chịu lực là gạch block 2 lỗ có kích thước 19x19x39 (cm) (kích thước tiêu chuẩn Việt Nam)
Bảng kích thước tiêu chuẩn và kích thức thực tế của gạch block 2 lỗ tại Hoa Kỳ:
Các bước xây tường tương đối giống với quy cách xây tường thông thường. Tuy nhiên có 1 số lưu ý sau:
-Lưới gia cường ( LADDER MASH) có tác dụng tăng cường liên kết giữa các viên gạch và tăng khả năng chịu kéo cho kết cấu tường chịu lực.
Lớp lưới gia cường đầu tiên được đặt giữa hàng gạch đầu tiên là hàng gạch thứ 2 sau đó cứ cách 2 hàng gạch thì đặt lớp tiếp theo.
Lưu ý: khi nối 2 lưới thép với nhau cần tạo liên kết bằng cách buộc thép dây hoặc hàn tại vị trí tiếp xúc.
Hiện tại, do gạch không nung chưa được sử dụng phổ biến trong xây dựng nên loại lưới này không được bán đại trà tại thị trường Việt Nam nên cần đặt mua khi có nhu cầu sử dụng.
-Nối thép bằng phương pháp hàn và nối đối đầu.
Phương pháp hàn và nối đối đầu
- Khi chiều cao tường đến 2m hoặc 2,5m tạo rãnh dọc đặt thép đổ giằng tường ( sử dụng cốt thép D8 → D16). Sau khi đặt cốt thép tiến hành đổ bê tông vào các lỗ gạch. Giằng tường của tường bê tông chịu lực xây bằng gạch block dễ thi công thi công, tốc độ thi công nhanh và còn được gọi là giằng tường liên tục vì giằng chạy liền hết chiều dài tường và không bị ngắt bởi cột.
Phân tích ưu nhược điểm
Dưới đây là phân tích ưu nhược điểm của tường chịu lực được trình bày trong bài theo quan điểm cá nhân của người viết.
Ưu điểm:
-Tường bê tông chịu lực có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nhất trong các loại tường xây nhà dân dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống thấm nhờ lớp tường chịu lực khá dày >20cm.
-Chống gió bão mạnh cấp 12-13 (tham khảo theo một số tạp chí xây dựng và tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng gió lên công trình, cấp gió dựa theo bảng phân cấp gió của Việt Nam)
-Thời gian thi công được rút ngắn đến mức tối đa. Nhờ đó tiết kiệm được chi phí nhân công một cách đáng kể. Đây là giải pháp tối ưu tại những khu vực có giá nhân công cao như Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.
Nhược điểm:
-Biện pháp thi công không quen thuộc với người Việt, gạch block 2 lỗ có kích thước phù hợp không được sản xuất đại trà tại Việt Nam.
-Tốn nhiều vật liệu xây dựng.
-Tổng tải trọng của kết cấu tương đối cao nên sẽ không phù hợp với những nơi có nền đất yếu, dễ sụt lún.
→Với những bất cập trên nên tường bê tông chịu lực chưa được áp dụng nhiều tại nước ta. Hi vọng trong thời gian tới sẽ có đơn vị nhà thầu giải quyết được những vấn đề trên.
GẠCH THÁI CHÂU NHÀ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG CHẤT LƯỢNG CAO.
Gạch Thái Châu chuyên sản xuất và phân phối đến các khách hàng và đối tác các dòng gạch block và gạch lát nền chất lượng cao với mức giá hợp lý.
HÌNH ẢNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH THÁI CHÂU
***CÁC LOẠI KÍCH THƯỚC GẠCH BLOCK PHỔ BIẾN***
►Xem thêm về sản phẩm Gạch Block Thái Châu:
⇒ Các loại kích thước gạch THÁI CHÂU
►►§ BẢNG GIÁ GẠCH BLOCK THÁI CHÂU
GẠCH BLOCK- GẠCH KHÔNG NUNG THÁI CHÂU
GỌI NGAY=> 0938 318 469
Để được tư vấn và cung cấp GẠCH BLOCK với GIÁ RẺ NHẤT
Chuyên sản xuất, cung cấp GẠCH BLOCK, GẠCH KHÔNG NUNG, GẠCH VỈA HÈ
tại TPHCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, CÁC TỈNH MIỀN NAM...
VP: Lã Xuân Oai, Trường Thạnh, TP. Thủ Đức (Q9 cũ), TP.HCM
Nhà máy: Đường Tỉnh 768 (KDL Bửu Long đi vào), Ấp Bình Thạch, X.Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Email : gachblockthaichau@gmail.com
Xem thêm